Sự phát triển của nền kinh tế- xã hội nhiều khu dân cư, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất hình thành, nguy cơ xảy ra về cháy, nổ cao. Mặc dù đã có nhiều thông tin, tuyên truyền và sự nổ lực các cấp các ngành để chỉ đạo vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy, nổ, nhưng một số đơn vị, cá nhân lơ là nên dẫn đến xảy ra những vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc đảm bảo vật lực, nhân lực, các trang thiết bị an toàn về PCCC các đơn vị cơ quan, khu dân cư, một số nơi chỉ làm qua loa, chiếu lệ mang tính đối phó. Doanh nghiệp kinh doanh, cơ sở sản xuất chỉ chú trọng lợi nhuận mà quên đi tính mạng người lao động và tài sản của mình.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn PCCC, các khu dân, các đơn vị kinh doanh, sản xuất, khu nhà trọ, dễ bị cháy xảy ra nên phải chú ý thường xuyên liên tục như một nguyên tắc ăn sâu vào đời sống con người, ý thức từng người dân.
Ngày 04/10/1961 Bác Hồ đã ký lệnh công bố Pháp lệnh PCCC quy định việc quản lý của Nhà Nước đối với công tác PCCC. Ngày 29/6/2001, Quốc Hội khóa X đã thông qua Luật PCCC và có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001, trong đó quy định rất rõ ràng việc phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Ngày 24/11/2020 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 10/01/2021) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, đồng thời quy định lấy ngày 04/10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”.
* Tại nơi ở
Chủ hộ và các thành viên trong mỗi gia đình cần thực hiện:
1. Kiểm tra nơi để đồ dùng, hàng hóa và các vật liệu khác có khả năng
cháy được, nơi để các loại hàng hóa và đồ dùng dễ cháy phải cách xa nơi
đun nấu và các nguồn nhiệt khác.
2. Kiểm tra hệ thống điện,
khắc phục các hỏng hóc có nguy cơ dẫn đến chạm chập, ngắt mạch điện. Các
dây dẫn vỏ cách điện bị lão hóa, rạn nứt phải được thay thế; các mối
nối trên dây dẫn điện phải được siết chặt; các thiết bị điện lắp đặt
trong nhà phải đảm bảo an toàn.
3. Thường xuyên kiểm tra hệ
thống bếp gas, dùng nước xà phòng để kiểm tra độ kín của bình, dây dẫn
gas, thay mới các ống dẫn gas đã bị rạn nứt, hư hỏng. Khi phát hiện có
rò rỉ gas, hoặc ngửi thấy mùi gas tuyệt đối không bật bộ phận đánh lửa
của bếp, không bật công tắc điện, đèn hay bất cứ dụng cụ thiết bị sinh
lửa, sinh nhiệt nào; nhanh chóng mở cửa để gió tự nhiên vào cho thông
thoáng khu vực nhà bếp, đồng thời kiểm tra vị trí bị rò rỉ. Nếu vị trí
rò rỉ là trên đường ống dẫn gas chỉ cần khóa van tổng của bình gas là an
toàn, nếu vị trí rò rỉ là ở cổ van hoặc thân bình dùng xà phòng cục
hoặc quả chuối chét vào vị trí bị rò rỉ, sau đó dùng dây cao su buộc
chặt và chuyển bình gas ra khu vực trống trải an toàn rồi xả hết khí gas
trong bình. Sau khi xả hết gọi người của đại lý gas đến thu hồi vỏ
bình, tuyệt đối không được tự ý sửa chữa vỏ bình.
4. Kiểm
tra an toàn phòng cháy chữa cháy tại nơi thờ cúng, khoảng cách từ ngọn
hương đèn phải cách trần tối thiểu là 0,5m. Không để các đồ vật dễ cháy
như hương, đèn, vàng mã sát nơi đốt hương, đèn; khi thắp hương, đèn, đốt
vàng mã phải có người trông coi.
5. Thực hiện việc bảo
quản, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp, đúng quy định, không lấn
chiếm lối thoát nạn. Không dự trữ xăng, dầu, cồn trong nhà khi không cần
thiết. Trường hợp phải dự trữ thì phải bảo quản trong các dụng cụ kín,
chắc chắn, để cách xa các nguồn nhiệt.
6. Dự kiến các tình
huống thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, trang bị các dụng cụ trữ
nước như xô thùng, vừa phục vụ sinh hoạt hàng ngày vừa phục vụ chữa cháy
khi cần thiết, các gia đình nên trang bị thêm các bình chữa cháy xách
tay để phục vụ chữa cháy.
* Đối với nơi làm việc, nơi sản xuất kinh doanh:
1. Trước khi tiến hành công việc phải thực hiện kiểm tra an toàn phòng
cháy chữa cháy tại nơi làm việc, nơi sản xuất kinh doanh do chính mình
đảm nhiệm, nếu phát hiện có dấu hiệu mất an toàn về phòng cháy và chữa
cháy phải tìm mọi cách để khắc phục.
2. Không đốt nhang,
đèn để cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc; không
để vật tư, hàng hóa, phương tiện cản trở lối đi, lối thoát nạn.
3. Không tàng trữ các chất nguy hiểm cháy như xăng, dầu, gas tại nơi
làm việc và trong khu vực kinh doanh. Những nơi quá trình sản xuất, kinh
doanh liên quan đến các chất dễ cháy phải tuân thủ các quy định về sử
dụng, bảo quản các chất dễ cháy đó.
4. Các hàng hóa, vật
liệu dễ cháy phải được bố trí cách xa đường dây dẫn điện, chấn lưu đèn
neon, bảng điện khoảng cách tối thiểu là 0,5m. Không dùng bàn là, bếp
điện, bóng đèn sợi đốt để sấy khô hàng hóa (trừ các thiết bị chuyên
dùng); khi sử dụng quạt di động hoặc quạt cố định ở khu vực có nhiều vật
tư, hàng hóa phải có lồng bảo hiểm.
5. Khi nghỉ làm việc
phải tắt các nguồn điện, nguồn nhiệt đồng thời kiểm tra các yếu tố khác
có thể phát sinh nguồn nhiệt tại khu vực do mình đảm nhiệm.
Khi
phát hiện có cháy, nổ xảy ra dù là nơi ở hay nơi làm việc phải hô hoán
cho mọi người cùng biết, nhanh chóng sử dụng các dụng cụ chữa cháy đã
được trang bị để khống chế đám cháy, đồng thời phải báo ngay cho lực
lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy qua số điện thoại 114 để được hỗ trợ
kịp thời.
Để tiếp tục thực
hiện có hiệu quả Luật phòng cháy và chữa cháy mỗi người hãy tích cực tìm
hiểu kiến thức, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ,
nắm vững những mối nguy hiểm về cháy, nổ tại nơi làm việc, nơi ở và các
biện pháp phòng ngừa. Thường xuyên chú trọng việc quản lý và sử dụng an
toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy khác ở mọi lúc, mọi nơi,
biết cách xử lý kịp thời khi có cháy xảy ra. Thường xuyên tự kiểm tra
công tác phòng cháy chữa cháy, phát hiện và khắc phục ngay những sơ hở,
thiếu sót về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở để hạn chế thấp nhất số
vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, góp phần đảm bảo an ninh trật tự,
bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho mọi người./.